Search Clinical Content Search Health Library
A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z A-Z Listings

Các Chỉ dẫn khi Xuất viện cho Chứng động kinh (Trẻ em)

Con quý vị đã được chẩn đoán là mắc chứng tăng động kinh. Đây là một chứng rối loạn với các cơn co giật tái diễn, không rõ nguyên nhân. Co giật là các rối loạn ngắn ngủi về điện trong não bộ. Các cơn động kinh thường cục bộ và bao gồm co giật, tê hoặc ngứa ran ở mặt hoặc lưỡi của trẻ và có thể cản trở khả năng nói và gây chảy nước dãi. Có các loại co giật khác nhau, và co giật của mỗi em mỗi khác. Sau đây là những điều quý vị cần biết về chăm sóc tại gia.

Các hướng dẫn tổng quát

  • Giúp cho con quý vị vui hưởng các hoạt động bình thường. Đa số các trẻ em bị động kinh đều có một đời sống bình thường.

  • Giáo dục các thành viên trong gia đình, bạn bè và giáo viên của con quý vị về chứng động kinh và các cơn co giật của con quý vị. Nói cho họ biết những điều nên làm và những điều không nên làm khi con quý vị lên cơn co giật.

  • Lưu ý đến bất cứ yếu tố nào có thể kích hoạt co giật. Chúng có thể bao gồm sốt, ốm, ngủ không đủ giấc, kinh nguyệt hoặc ánh sáng nhấp nháy.

  • Hỏi nhà cung cấp chăm sóc sức khỏe của con quý vị về bất cứ giới hạn nào cho các hoạt động của con mình.

  • Không cho con quý vị bơi một mình hoặc tham gia các hoạt động tương tự khác mà không có người khác bên cạnh.

  • Ở gần đó khi con quý vị đang tắm. Luôn giúp đỡ trẻ nhỏ hơn khi tắm. Trẻ em có thể bị chết đuối trong nước chỉ sâu có một vài in xơ. Tốt hơn là tắm vòi sen cho trẻ em bị co giật.

  • Cho con của quý vị dùng thuốc men đúng theo sự chỉ dẫn. Việc bỏ lỡ liều lượng có thể thay đổi mức độ thuốc trong máu và có thể gây ra co giật. Sử dụng hộp đựng thuốc và đặt báo thức trên điện thoại thông minh hoặc máy tính để giúp quý vị ghi nhớ. Nếu quý vị bỏ lỡ một liều cho con mình, hãy kiểm tra với nhà cung cấp của trẻ về những gì cần làm.

  • Không cho trẻ em dùng bất cứ thuốc men nào mua tự do ngoài quầy mà không bàn với nhà cung cấp của quý vị trước tiên.

  • Nếu con quý vị bị co giật kéo dài hoặc các chùm co giật, hãy bàn với nhà cung cấp về thuốc cấp cứu khi bị co giật và khi nào cần gọi 911 .

  • Cho con quý vị đeo dây chuyền báo động y khoa. Hỏi nhà cung cấp của quý vị xem cách lấy dây chuyền này như thế nào nếu quý vị không chắc.

  • Tìm hiểu về CPR.

  • Thanh thiếu niên bị động kinh không nên lái xe. Tham khảo các quy định lái xe của tiểu bang quý vị để biết các điều lệ cụ thể về lái xe.

  • Làm việc với trường học của con quý vị để lập Kế hoạch Giáo dục Cá nhân (IEP) nếu con quý vị có nhu cầu đặc biệt liên quan đến chứng động kinh của chúng.

  • Tìm hiểu về các biện pháp bảo vệ chống lại phân biệt đối xử. Mục 504 của Đạo luật Quyền Công dân và Đạo luật Người Mỹ Khuyết tật (ADA) đều đưa ra các biện pháp bảo vệ người mắc chứng động kinh trong môi trường trường học và nơi công cộng.

Bảo vệ cho con quý vị trong khi bị co giật

Đảm nhận các bước sau đây để bảo vệ cho con quý vị khi em bị co giật:

  • Giữ bình tĩnh, và ở với con quý vị.

  • Thời gian cơn co giật kéo dài bao lâu. Nhờ người gọi 911  nếu co giật kéo dài hơn 5 phút. Đừng để con quý vị ở một mình.

  • Làm những điều trong khả năng của mình để ngăn cho khỏi bị thương tích. Không kiềm chế di động, có thể thực sự gây thương tích cho quý vị hoặc con mình.

  • Dời các vật bén nhọn hoặc cứng ra xa khỏi con quý vị.

  • Đặt một vật phẳng, mềm dưới đầu của con quý vị để đỡ cho đầu.

  • Tìm cách lăn con quý vị cho nằm nghiêng.

  • Nới lỏng quần áo chật.

  • Không bỏ bất cứ thứ gì vào miệng con quý vị và đừng tìm cách nắm lấy lưỡi trẻ. Việc nuốt lưỡi là không thể được.

  • Không cho con quý vị dùng thuốc uống hoặc chất lỏng trong khi bị co giật.

  • Đừng hoảng sợ. Việc trở thành hơi xanh hoặc tái trong khi bị co giật là điều bình thường. Và, trong đa số các trường hợp, co giật kéo dài dưới 3 phút. Chúng thường tự nó ngưng lại. Nếu cơn co giật không tự ngừng và nhà cung cấp của quý vị đã kê đơn thuốc cấp cứu trực tràng, hãy cho con quý vị uống thuốc theo chỉ định.

Sau khi con quý vị bị co giật

Ngay sau khi bị co giật:

  • Để cho con quý vị ngủ sau khi bị co giật. Con quý vị buồn ngủ là bình thường.

  • Hãy nhớ rằng con quý vị có thể nhìn và hành động bối rối. Họ có thể không nhớ những gì đã xảy ra.

  • Báo cho nhà cung cấp chăm sóc sức khỏe của con quý vị sau mỗi lần co giật.

Duy trì cuộc sống gia đình bình thường

Dưới đây là một số cách giúp hỗ trợ con quý vị và có cuộc sống gia đình lành mạnh lâu dài:

  • Giúp con quý vị kết bạn.

  • Tiếp tục các hoạt động và truyền thống gia đình.

  • Dành thời gian cho bản thân mà không cần phải cảm thấy cắn dứt. Khi chăm sóc cho bản thân, quý vị sẽ chăm sóc con mình tốt hơn.

  • Xây dựng mạng lưới hỗ trợ cho bản thân và con mình. Hỏi nhà cung cấp của con quý vị về các nguồn lực tại địa phương hoặc trực tuyến. Và tìm chương về Quỹ Động Kinh tại địa phương theo địa chỉ www.epilepsy.com/local.

  • Xây dựng các thói quen. Các thói quen, lịch trình và cấu trúc là những yếu tố giúp cho tất cả các gia đình bận rộn tiếp tục hoạt động.

Theo dõi

  • Lấy hẹn khám theo dõi.

  • Giữ tất cả các cuộc hẹn đã quy định với nhà cung cấp chăm sóc sức khỏe của con quý vị mặc dù co giật đã được kiềm chế. Đến khám thường xuyên sẽ giúp phát hiện bất cứ phản ứng phụ nào mà con quý vị có thể có do thuốc.

  • Nói chuyện với nhà cung cấp chăm sóc sức khỏe của con quý vị nếu có bất kỳ lo lắng gì.

Khi nào nên gọi cho nhà cung cấp chăm sóc sức khỏe của con quý vị

Gọi cho nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe ngay lập tức nếu con quý vị có bất kỳ dấu hiệu nào sau đây:

  • Co giật xảy ra thường xuyên hơn, bị lâu hơn hoặc khác hơn những lúc mà con quý vị đã trải qua trước đây

  • Khó thở

  • Phát ban

  • Sốt từ 100,4°F (38°C) trở lên, hoặc theo tư vấn của nhà cung cấp chăm sóc của con quý vị

  • Các triệu chứng hành vi hoặc nhận thức mới

Online Medical Reviewer: Liora C Adler MD
Online Medical Reviewer: Marianne Fraser MSN RN
Online Medical Reviewer: Raymond Kent Turley BSN MSN RN
Date Last Reviewed: 9/1/2021
© 2000-2025 The StayWell Company, LLC. Tất cả các quyền được bảo lưu. Thông tin này không nhằm thay thế cho dịch vụ chăm sóc y tế mang tính chuyên môn. Cần luôn tuân theo sự chỉ dẫn từ chuyên gia chăm sóc sức khoẻ của quý vị.
Powered by StayWell
Disclaimer