Viêm Cổ Họng (Đau Họng), Còn Chờ Báo Cáo

Viêm cổ họng (đau họng) thường là do vi rút gây ra. Chứng này cũng có thể là do “strep” streptococcus, hoặc strep, vi khuẩn. Chứng này thường được gọi là “strep throat” (cổ họng nhiễm cầu khuẩn). Cả hai sự nhiễm trùng do vi rút và nhiễm cầu khuẩn có thể gây ra chứng đau họng, bị trầm trọng hơn khi nuốt, đau nhức toàn thân có kèm theo nhức đầu, và sốt. Cả hai loại nhiễm trùng đều hay lây. Căn bệnh này lây lan qua việc ho, hôn hít hoặc đụng chạm những người khác sau khi sờ vào miệng hoặc mũi của quý vị.
Một thử nghiệm đã được thực hiện để xác định xem quý vị hoặc con quý vị có bị cổ họng bị nhiễm cầu khuẩn hay không. Gọi cơ sở này hoặc nhân viên y tế nếu quý vị không nhận được kết quả xét nghiệm. Nếu thử nghiệm cho thấy là việc bị nhiễm cầu khuẩn, thì cần phải điều trị bằng thuốc trụ sinh. Có thể cần gọi dược phòng của quý vị để lấy thuốc theo toa vào lúc đó. Nếu thử nghiệm có kết quả âm tính, có lẽ quý vị bị viêm họng do vi rút. Điều này không cần điều trị bằng thuốc trụ sinh. Cho tới khi quý vị nhận được kết quả của cuộc thử nghiệm về nhiễm cầu khuẩn, quý vị nên ở nhà không đi làm. Nếu con của quý vị được thử nghiệm, em nên ở nhà không đi học.
Chăm sóc tại gia
-
Nghỉ ngơi tại gia. Uống thật nhiều chất lỏng để tránh bị háo nước.
-
Nếu thử nghiệm có kết quả dương tính là bị nhiễm cầu khuẩn, thì không đi làm hoặc đi học trong 2 ngày đầu sau khi dùng thuốc trụ sinh. Sau thời gian này, quý vị sẽ không lây được nữa. Sau đó quý vị có thể trở lại đi học hoặc đi làm nếu quý vị cảm thấy đỡ hơn.
-
Thuốc trụ sinh phải được dùng trong trọn 10 ngày. Đừng dừng thuốc ngay cả khi quý vị hoặc con quý vị cảm thấy tốt hơn. Điều này rất quan trọng để đảm bảo là bị nhiễm trùng được điều trị. Để ngăn ngừa sự phát triển của các vi khuẩn kháng thuốc cũng là điều quan trọng. Nếu quý vị được chích thuốc trụ sinh, sẽ không còn cần thêm thuốc trụ sinh nữa.
-
Sử dụng viên ngậm trị đau họng hoặc thuốc xịt làm tê họng để giúp giảm đau. Xúc họng bằng nước ấm pha muối sẽ giúp làm giảm chứng đau cổ họng. Pha 1/2 muỗng cà phê muối trong 1 ly nước ấm. Trẻ em có thể nhấm nháp nước trái cây hoặc kem que. Trẻ em từ 5 tuổi trở lên cũng có thể ngậm kẹo mút hoặc kẹo cứng.
-
Đừng ăn thức ăn mặn hoặc cay hoặc đưa chúng cho con quý vị. Điều này có thể gây khó chịu cho cổ họng.
Thuốc khác cho trẻ em: Quý vị có thể cho con mình dùng thuốc acetaminophen khi bị sốt, quấy khóc hoặc khó chịu. Ở các ấu nhi trên 6 tháng tuổi, quý vị có thể dùng ibuprofen thay vì acetaminophen. Nếu quý vị bị bệnh gan hoặc thận mãn tính hoặc đã từng bị loét bao tử hoặc chảy máu trong đường tiêu hoá, hãy bàn với bác sĩ của quý vị trước khi dùng các thuốc này. Đừng bao giờ dùng aspirin cho bất cứ trẻ nào dưới 18 tuổi bị sốt. Nó có thể làm gan bị tổn hại nghiêm trọng.
Thuốc khác dành cho người lớn: Quý vị có thể dùng acetaminophen hoặc ibuprofen để kiềm chế cơn đau hoặc sốt, trừ khi một thuốc khác đã được kê toa cho chứng này. Nếu quý vị bị bệnh gan hoặc thận mãn tính hoặc đã từng bị loét bao tử hoặc chảy máu GI, hãy bàn với bác sĩ của quý vị trước khi dùng các thuốc này.
Chăm sóc theo dõi
Khám theo dõi với nhân viên y tế của quý vị hoặc nhân viên của chúng tôi nếu quý vị không đỡ hơn trong tuần lễ kế tiếp.
Khi nào đi tìm sự khuyên nhủ về y tế
Gọi nhân viên y tế ngay nếu quý vị bị bất cứ những điều nào sau đây:
-
Bị sốt theo sự chỉ dẫn của nhân viên y tế của quý vị. Đối với trẻ em, đi tìm sự chăm sóc nếu:
-
Nếu con quý vị thuộc bất cứ độ tuổi nào và đã bị sốt nhiều lần trên 104°F (40°C).
-
Con quý vị dưới 2 tuổi và bị sốt 100,4°F (38°C) tiếp tục quá 1 ngày.
-
Con quý vị từ 2 tuổi trở lên và bị sốt 100,4°F (38°C) tiếp tục quá 3 ngày.
-
Mới bị đau tai hoặc đau trầm trọng hơn, đau xoang mũi, hoặc nhức đầu
-
Các khối u đau đớn nổi ở sau gáy
-
Cổ cứng
-
Các hạch bạch huyết bị sưng lớn hơn
-
•Không thể nuốt được chất lỏng, chảy nước dãi quá độ, hoặc không thể mở miệng rộng do đau cổ họng
-
Các dấu hiệu bị háo nước (nước tiểu rất đậm màu hoặc không có nước tiểu, mắt bị sụp, chóng mặt)
-
Khó thở hoặc thở có tiếng động
-
Tiếng nói bị giảm đi
-
Mới phát ban
-
Triệu chứng khác nặng hơn
Phòng ngừa
Dưới đây là các bước quý vị có thể thực hiện để giúp phòng ngừa nhiễm bệnh:
-
Duy trì thói quen rửa tay sạch sẽ.
-
Không tiếp xúc gần gũi với những người bị viêm họng, cảm lạnh hoặc nhiễm trùng đường hô hấp trên.
-
Không hút thuốc và tránh xa khói thuốc lá do người khác hút.
-
Cập nhật tiêm phòng đầy đủ.