Health Encyclopedia
Search Clinical Content Search Health Library
A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z A-Z Listings

Hiểu biết về rung nhĩ (A-Fib)

Rung nhĩ (A-fib) là loại loạn nhịp phổ biến nhất. Loạn nhịp tim là bất kỳ vấn đề nào về tốc độ hoặc kiểu nhịp tim. Rung nhĩ gây ra các tín hiệu điện nhanh, hỗn loạn trong tâm nhĩ. Tình trạng này làm cho tim khó hoạt động như bình thường. Nó ảnh hưởng đến lượng máu mà tim quý vị có thể bơm ra cơ thể.

Rung nhĩ thỉnh thoảng có thể xảy ra và tự khỏi. Tình trạng này được gọi là cơn kịch phát. Hoặc nó có thể tiếp tục trong thời gian lâu hơn. Tình trạng này được gọi là dai dẳng.

Rung nhĩ có thể dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng, chẳng hạn như đột quỵ. Chuyên gia chăm sóc sức khỏe sẽ cần theo dõi và kiểm soát tình trạng bệnh của quý vị.

Mặt cắt ngang của tim cho thấy rung nhĩ.

Điều gì xảy ra trong quá trình rung nhĩ? 

Tim có hệ thống điện. Hệ thống này gửi các tín hiệu để kiểm soát nhịp tim. Khi các tín hiệu di chuyển qua tim, các tín hiệu này sẽ báo cho các buồng trên (tâm nhĩ) và các buồng dưới (lỗ tâm thất) của tim biết khi nào thì co bóp (co lại) và khi nào thì giãn ra. Điều này cho phép máu di chuyển qua và ra ngoài cơ thể và phổi.

Khi có rung nhĩ, tâm nhĩ sẽ nhận được các tín hiệu bất thường. Việc này khiến cho các tâm nhĩ co lại nhanh chóng và không đều. Các tâm nhĩ co không đồng bộ với tâm thất. Tâm nhĩ khó đưa máu vào tâm thất hơn. Khi đó máu có thể ứ đọng ở tâm nhĩ. Tình trạng này làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông và đột quỵ. Tâm thất có thể co bóp quá nhanh và không đều. Các tâm thất đó có thể không bơm máu đến cơ thể và phổi hiệu quả như bình thường. Tình trạng này có thể làm cơ tim yếu đi theo thời gian. Nó có thể dẫn đến suy tim. Suy tim có nghĩa là cơ tim không thể bơm máu hiệu quả.

Có những nguyên nhân nào gây rung nhĩ?

Rung nhĩ thường gặp hơn ở người cao tuổi. Tình trạng này có thể do:

  • Tuổi cao.

  • Bệnh động mạch vành.

  • Bệnh van tim.

  • Đau tim.

  • Phẫu thuật tim.

  • Huyết áp cao.

  • Bệnh tuyến giáp.

  • Bệnh tiểu đường.

  • Bệnh phổi.

  • Ngưng thở khi ngủ.

  • Sử dụng nhiều rượu.

Trong một số trường hợp rung nhĩ, các chuyên gia chăm sóc sức khỏe không biết nguyên nhân.

Rung nhĩ có các triệu chứng gì?

Rung nhĩ có thể không gây ra triệu chứng. Nếu có, các triệu chứng có thể bao gồm:

  • Nhịp tim nhanh, đập thình thịch và không đều.

  • Khó thở.

  • Mệt mỏi.

  • Chóng mặt hoặc ngất xỉu.

  • Đau ngực.

Rung nhĩ được điều trị như thế nào?

Phương pháp điều trị rung nhĩ có thể bao gồm bất kỳ phương pháp nào dưới đây.

  • Thuốc. Quý vị có thể được kê đơn:

    • Thuốc điều trị nhịp tim giúp làm chậm nhịp tim.

    • Thuốc điều trị nhịp tim giúp tim đập đều hơn.

    • Thuốc làm loãng máu hoặc thuốc chống đông máu giúp làm giảm nguy cơ hình thành cục máu đông và đột quỵ.

  • Đóng phần phụ nhĩ trái. Chuyên gia chăm sóc sức khỏe có thể khuyên quý vị thực hiện thủ thuật này để ngăn ngừa đột quỵ. Quý vị có thể cần thủ thuật này nếu quý vị có nguy cơ cao bị đột quỵ nhưng có vấn đề khi dùng thuốc làm loãng máu (thuốc chống đông máu). Thủ thuật này được thực hiện thông qua một ống thông ở bẹn. Một thiết bị được đặt ở một phần của tim nơi hình thành hầu hết các cục máu đông. Vùng này được gọi là phần phụ nhĩ trái (LAA). Đó là một cấu trúc giống như túi trong thành cơ của tâm nhĩ trái. Thiết bị đóng LAA. Thiết bị này ngăn ngừa cục máu đông di chuyển từ tim đến não và gây đột quỵ.

  • Sốc điện chuyển nhịp. Chuyên gia chăm sóc sức khỏe sử dụng miếng đệm hoặc bản điều khiển đặc biệt để truyền 1 hoặc nhiều cú sốc điện ngắn đến tim. Phương pháp điều trị này có thể giúp thiết lập lại nhịp tim trở về bình thường.

  • Triệt đốt. Các ống dài và mỏng (ống thông) được luồn qua mạch máu đến tim. Trong tim, các ống thông sẽ truyền năng lượng nóng hoặc năng lượng lạnh đến những nơi gây ra các tín hiệu bất thường. Việc này sẽ phá hủy mô hoặc các tế bào có vấn đề. Phương pháp điều trị này cải thiện khả năng tim của quý vị duy trì nhịp đập bình thường mà không cần sử dụng thuốc. Nếu không thể kiểm soát được nhịp tim, quý vị có thể cần phải triệt đốt nút AV và đặt máy tạo nhịp tim. Những biện pháp này sẽ giúp kiểm soát nhịp tim và giúp giữ cho nhịp tim của quý vị đều đặn.

  • Phẫu thuật. Chuyên gia chăm sóc sức khỏe có thể sử dụng một phương pháp để tạo ra mô sẹo ở các bộ phận của tim gây ra các tín hiệu bất thường. Mô sẹo làm gián đoạn các tín hiệu bất thường. Tình trạng này có thể ngăn ngừa tình trạng rung nhĩ xảy ra. Thông thường nhất, phần phụ nhĩ trái cũng bị đóng lại.

  • Phẫu thuật kết hợp triệt đốt bằng ống thông để điều trị rung nhĩ. Phương pháp điều trị này được sử dụng cho những người bị rung nhĩ dai dẳng hoặc khó điều trị. Phương pháp này kết hợp phẫu thuật với phương pháp triệt đốt qua ống thông. Đầu tiên, bác sĩ phẫu thuật tạo ra các vết cắt nhỏ (vết mổ) giữa các xương sườn ở ngực hoặc ở bụng gần xương ức. Bác sĩ phẫu thuật đặt một ống soi qua các vết mổ đó. Việc này được thực hiện để tiếp cận được mặt sau và các vùng khác của tim. Năng lượng được truyền đến bề mặt tâm nhĩ. Việc này làm gián đoạn các tín hiệu điện bất thường. Sau đó, một ống thông được đưa vào tĩnh mạch ở bẹn. Ống thông được dẫn hướng vào tim. Sử dụng ống thông để thực hiện quá trình triệt đốt bằng bằng sóng cao tần. Việc này phá hủy bất kỳ mô nào khác bên trong tim gây ra rung nhĩ. Người ta cũng thực hiện việc này để đánh giá mức độ thành công của ca phẫu thuật đó. Phương pháp điều trị kết hợp này có thể hiệu quả hơn trong việc ngăn chặn các tín hiệu điện bất thường. Đây có thể là giải pháp khắc phục lâu dài hơn đối với rung nhĩ dai dẳng.

Rung nhĩ có thể có những biến chứng gì?

Các vấn đề do rung nhĩ gây ra có thể bao gồm:

  • Cục máu đông.

  • Đột quỵ.

  • Sa sút trí tuệ.

  • Suy tim.

Khi nào tôi nên gọi cho chuyên gia chăm sóc sức khỏe ?

Hãy liên hệ ngay với chuyên gia chăm sóc sức khỏe nếu quý vị có bất kỳ triệu chứng nào sau đây:

  • Các triệu chứng không thuyên giảm sau khi điều trị hoặc trở nên trầm trọng hơn.

  • Các triệu chứng mới.

© 2000-2025 The StayWell Company, LLC. All rights reserved. This information is not intended as a substitute for professional medical care. Always follow your healthcare professional's instructions.
Powered by StayWell
Disclaimer