Hướng dẫn Xuất viện cho Bệnh nhân mắc Hội chứng Guillain-Barré
Quý vị đã được chẩn đoán mắc hội chứng Guillain-Barré (GBS), một tình trạng ảnh hưởng đến hệ thần kinh. Ở những người mắc GBS, hệ thống miễn dịch tấn công các dây thần kinh, thông thường là sau khi bị nhiễm trùng. Nhưng bệnh cũng có thể xuất hiện đột ngột. Đợt tấn công này có thể gây ốm yếu hoặc thậm chí liệt. GBS là một bệnh tạm thời. Nhiều người trở lại bình thường và không gặp thêm vấn đề gì. Những người khác có thể có một số tổn thương thần kinh vĩnh viễn. Sau đây là những điều quý vị có thể thực hiện để giúp bản thân hồi phục.
Hoạt động
Nên và không nên:
-
Duy trì hoạt động, nhưng đừng quá sức . Nhận lời khuyên từ nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe hoặc nhà vật lý trị liệu hoặc nhà trị liệu nghề nghiệp về hoạt động quý vị nên thực hiện.
-
Hãy kiên nhẫn. Phục hồi sau tổn thương thần kinh là một quá trình chậm, và quá trình phục hồi của mỗi người là khác nhau. Quý vị có thể hồi phục trong vòng 3 tuần, hoặc có thể mất đến 3 năm.
-
Hãy cẩn thận. Nếu quý vị vẫn bị tê và yếu, hãy hạn chế các hoạt động có thể khiến quý vị ngã hoặc bị thương. Sử dụng các thiết bị hỗ trợ tạm thời (khung tập đi, gậy đi bộ) khi cần thiết cho đến khi quý vị khỏe mạnh trở lại.
-
Đặt ưu tiên. Quyết định những nhiệm vụ quý vị cần thực hiện vào một ngày nhất định. Sắp xếp những nhiệm vụ khác để thực hiện vào thời gian khác.
-
Trao đổi với nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe của quý vị về vật lý trị liệu và liệu pháp nghề nghiệp. Điều này có thể giúp quý vị khỏe mạnh trở lại.
-
Không lái xe cho đến khi nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe của quý vị nói rằng điều đó là ổn.
Nhận hỗ trợ
-
Phối hợp chặt chẽ với nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe của quý vị và nhóm phục hồi chức năng để đảm bảo phục hồi tốt nhất có thể.
-
Yêu cầu các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe của quý vị phối hợp với chủ lao động của quý vị để có thể thực hiện các điều chỉnh thích hợp.
-
Tìm kiếm dịch vụ hỗ trợ về cảm xúc và thể chất khi quý vị cần; sau đó tiếp nhận các dịch vụ này. Đây không phải là dấu hiệu của ốm yếu.
-
Quý vị có thể thấy hữu ích khi nói chuyện với chuyên gia tư vấn hoặc nhà trị liệu ngoài nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc chính của quý vị.
-
Một số người sẽ thấy các nhóm hỗ trợ hữu ích cho họ. Quỹ GBS/CIDP có thể chỉ dẫn cả nguồn lực địa phương cũng như trực tuyến cho bệnh nhân và người chăm sóc. QUý vị cũng có thể liên hệ với họ theo số 610-667-0131 hoặc 866-224-3301.
-
Ra ngoài. Yêu cầu một người bạn đến thăm hoặc đưa quý vị đi làm những việc lặt vặt không tốn nhiều thời gian.
Theo dõi
Đặt lịch hẹn khám theo dõi với nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe của quý vị theo khuyến nghị. Đến tất cả các cuộc hẹn khám theo giấy giới thiệu và hẹn khám theo dõi được khuyến nghị. Hiếm khi nhưng GBS đôi khi có thể trầm trọng hơn.
Khi nào cần gọi cho nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe của quý vị
Hãy gọi ngay cho nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe của quý vị nếu quý vị gặp phải bất kỳ điều nào sau đây:
-
Tê hoặc ngứa ran ở chân, bàn tay hoặc bàn chân trở nên trầm trọng hơn
-
Ốm yếu trầm trọng hơn
-
Chóng mặt
-
Mất khả năng cử động hoặc cảm giác ở chân, bàn tay, cánh tay hoặc bàn chân
-
Các triệu chứng mới của hệ thần kinh, chẳng hạn như song thị, nói lắp hoặc khó nuốt
-
Khó thở
-
Các triệu chứng mới ở bàng quang hoặc ruột
-
Sốt từ 100,4° F ( 38°C) trở lên, hoặc theo khuyến cáo của nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe
-
Ớn lạnh
-
Các triệu chứng trở nên trầm trọng hơn hoặc quý vị có các triệu chứng mới
Online Medical Reviewer:
Heather M Trevino BSN RNC
Online Medical Reviewer:
Marianne Fraser MSN RN
Online Medical Reviewer:
Rajadurai Samnishanth
Date Last Reviewed:
9/1/2024
© 2000-2025 The StayWell Company, LLC. Tất cả các quyền được bảo lưu. Thông tin này không nhằm thay thế cho dịch vụ chăm sóc y tế mang tính chuyên môn. Cần luôn tuân theo sự chỉ dẫn từ chuyên gia chăm sóc sức khoẻ của quý vị.