Health Encyclopedia
Search Clinical Content Search Health Library
A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z A-Z Listings

Hiểu về Chứng phình động mạch chủ bụng

Quý vị có thể đã được cho biết rằng quý vị bị chứng phình mạch. Chứng phình mạch là khi một phần mạch máu bị yếu giãn ra giống như quả bóng bay. Chứng phình mạch trong mạch máu chính ở khu vực dạ dày quý vị được gọi là chứng phình động mạch chủ bụng (AAA).

AAA là gì?

Mặt trước của động mạch chủ bụng với chứng phình động mạch. Đường chấm cho thấy chiều rộng bình thường của động mạch chủ.
Chứng phình mạch xảy ra khi phần yếu của thành động mạch chủ giãn ra và mở rộng.

Động mạch chủ là động mạch lớn mang máu giàu oxy từ tim đến phần còn lại của cơ thể. Khi bị AAA, một phần động mạch chủ yếu đi và giãn ra. Nếu chứng phình mạch đủ lớn, nó có thể vỡ ra. Đây là tình trạng rất nghiêm trọng, và thường là tử vong.

Chứng phình mạch được phát hiện như thế nào?

AAA thường phát triển từ từ theo thời gian và không gây ra triệu chứng. Nó thường được phát hiện khi làm xét nghiệm (chẳng hạn chụp X quang, MRI hoặc chụp CT) để tìm ra vấn đề không liên quan. Để xác nhận sự hiện diện của AAA, các xét nghiệm như siêu âm bụng, chụp CT vùng bụng và vùng chậu hoặc chụp x quang mạch sẽ được thực hiện.

Ai bị AAA?

Những yếu tố sau làm tăng nguy cơ bị AAA của quý vị:

  • AAA di truyền trong gia đình quý vị

  • Tuổi tác của quý vị. Quý vị dễ mắc AAA hơn khi có tuổi.

  • Nam giới có nguy cơ bị AAA cao hơn nữ giới

  • Hút thuốc

  • Áp huyết cao

  • Mức cholesterol cao. Đây là tình trạng tích tụ chất béo và các chất khác trong máu.

  • Chấn thương, chẳng hạn như tai nạn xe hơi

Đàn ông từ 65 đến 75 tuổi đã từng hút thuốc nên siêu âm kiểm tra AAA 1 lần. Nếu quý vị là nam giới từ 65 đến 75 tuổi và chưa bao giờ hút thuốc, chuyên gia chăm sóc sức khỏe có thể khuyên quý vị nên sàng lọc dựa trên các yếu tố nguy cơ khác như tiền sử sức khỏe hoặc tiền sử gia đình.

Có thể làm gì?

Có thể thực hiện phẫu thuật để loại bỏ chứng phình mạch. Hoặc quý vị có thể thực hiện một thủ thuật ít xâm lấn hơn được gọi là ghép stent nội mạch. Phương pháp này sử dụng một ống thông để đặt một ống lưới kim loại gọi là stent vào phần động mạch chủ bị suy yếu. Stent đóng vai trò như giàn giáo để củng cố thành động mạch.

Chuyên gia chăm sóc sức khỏe của quý vị sẽ cân nhắc giữa các nguy cơ chứng phình mạch sẽ vỡ với các nguy cơ từ điều trị. Chứng phình động mạch nhỏ và phát triển chậm được theo dõi bằng siêu âm và chụp CT 6 đến 12 tháng một lần. Nếu nó đạt đến một kích thước nhất định, bắt đầu rò rỉ hoặc phát triển nhanh chóng, quý vị có thể cần phẫu thuật để thay thế phần động mạch chủ đó.

© 2000-2025 The StayWell Company, LLC. All rights reserved. This information is not intended as a substitute for professional medical care. Always follow your healthcare professional's instructions.
Powered by StayWell
Disclaimer